Cách chọn giày – My Pham Oriflame Blog

Trong cuộc sống, chọn giày cũng quan trọng vì nó tác động đến tâm lý sức khoẻ và tính thẩm mỹ của người dùng. Dưới đây chúng tôi xin đưa ra một số điểm cần lưu ý khi chọn mua giày.

Bạn nên đi vào cuối ngày lúc chân bạn to hơn các thời điểm khác. Đừng bao giờ căn cứ vào cỡ mà phải thử thật kỹ. Cách chọn cỡ thường khác nhau tuỳ thuộc vào nhãn hiệu, kiểu mẫu. Sau khi mang giày, bạn hãy đứng dậy đi bộ quanh cửa hiệu một vài vòng để bảo đảm rằng đôi giày vừa với chân bạn.

Đừng cho rằng giày sẽ dãn ra hay co lại cho dù là da thật. Có thể đế giày chưa thật bằng phẳng vì có những lỗ nhỏ trong sản xuất nên khi mang giày đứng thăng bằng hai chân bạn sẽ dễ dàng nhận ra. Hãy chọn miếng đệm gót thật tốt để giảm di chuyển của gót khi giày chạm đất. Thử uốn cong một cách tự nhiên phần rộng nhất của đôi giày để kiểm tra độ dẻo đảm bảo cử động của ngón chân luôn thoải mái. Nên chọn đế giày đủ rộng để chịu được sức nặng của cơ thể.

(Theo HNM)

Khử mùi hôi trong miệng – My Pham Oriflame Blog

Sau khi ăn cơm, mặc dù đã đánh răng nhưng mùi thức ăn trong miệng sẽ làm bạn kém tự tin khi giao tiếp với mọi người. Ngoài cách nhai kẹo cao su, bạn có thể làm theo cách những cách sau.

Sau khi ăn tỏi, miệng thường rất hôi, để khử hết mùi, bạn chỉ cần nhai một ít chè khô hoặc ăn táo tàu và uống một tách trà đặc. Mùi tỏi sẽ hết ngay. Uống sữa bò cũng là một biện pháp làm mất mùi tỏi, mùi tanh của cá trong miệng.

Ngậm một thìa đường cát trắng trong miệng cho tan hết, sau đó uống một ly nước, mùi hôi do thức ăn để lại sẽ mất hết.

Những lúc người mệt mỏi, bạn cảm thấy miệng của mình thường có mùi hôi. Đừng lo, hãy pha một cốc nước muối loãng hoặc ngậm một nhúm muối sẽ giúp diệt các loại vi khuẩn gây hôi miệng.

Theo VnExpress.net

Cách giặt và sử dụng tất giấy – My Pham Oriflame

Những khi mặc váy ngắn, tất giấy trở nên quan trọng đối với đôi chân của bạn. Dưới đây là một vài lưu ý khi sử dụng tất.

Để đôi tất được bền hơn, sau khi giặt sạch, bạn hãy cho vài giọt giấm ăn vào nước ấm, ngâm tất một lúc rồi phơi khô. Làm vậy, sợi nylon của tất sẽ dai hơn, đồng thời còn khử được mùi hôi của tất.

Nếu tất giấy đi một thời gian, trên bề mặt xuất hiện những túm sợi nhỏ, tuy chưa bị rách nhưng ảnh hưởng đến mỹ quan. Bạn có thể lộn trái tất để đi, như vậy vừa đỡ lãng phí, vừa có một đôi tất đẹp.

Với những đôi tất giấy không may bị vướng rách, thủng một lỗ, bạn có thể dùng thuốc đánh móng tay trong suốt quét lên chỗ rách. Cách này sẽ làm vết rách liền lại và không bị lan rộng.

Theo Thế giới phụ nữ

Số điện thoại bàn 08.9445480

Từ nay về sau, các Tư vấn viên trong nhóm, khách hàng có thể liên hệ Ngọc Thuý theo số điện thoại bàn mới:

08.9445480

Hy vọng số điện thoại mới này sẽ giúp mọi người tiết kiệm tiền hơn và cảm thấy thuận tiện hơn khi cần liên hệ với Thuý.

Thân mến,
Đỗ Ngọc Thuý

KHAI TRƯƠNG VĂN PHÒNG, PHÁT CATALOGUE MIỄN PHÍ

Để đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh chóng và ngày càng lớn mạnh của đội ngũ Tư vấn viên trong nhóm mình, mình quyết định mở Văn phòng mới của nhóm tại địa chỉ:
Phòng 2, Lầu 1, 30 Hàm Nghi, P. Bến Nghé, Q. 1, Tp. HCM

vp_map.jpg
Nhân dịp khai trương, từ 10h-15h ngày hôm này, 25/12/2008, mình có chương trình phát catalogue miễn phí. Số lượng có hạn, các bạn vui lòng đến sớm.
Đặc biệt, hiện nay Oriflame đang có chương trình gia nhập miễn phí. >> Xem chi tiết…

“Chất lượng phục vụ là niềm tự hào của chúng tôi”

www.NgocThuyShop.com

Thương Hiệu Phân Phối Mỹ Phẩm Oriflame Số Một Trên Mạng Internet

Nguồn gốc 7 ngày trong tuần

Tại sao tuần lễ lại có 7 ngày ? Vì sao số 7 lại được coi là con số “mầu nhiệm”? Bởi vì nó được xuất phát từ quan niệm của người châu Âu và liên quan đến hiểu biết của các nhà khoa học thời ấy về vũ trụ. Theo họ, trái đất là trung tâm của vũ trụ, có 7 hành tinh quay xung quanh nó là Mặt Trời, Mặt Trăng và các vì sao Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ và ngày ấy con người cũng mới biết đến 7 nguyên tố kim loại là vàng, bạc, đồng, sắt, chì, kẽm và thủy ngân. Họ coi 7 nguyên tố đó tương ứng với 7 hành tinh trong hệ mặt Trời, nên đã lấy mỗi ngày tượng trưng cho một hành tinh mà theo thế giới quan của họ mỗi hành tinh là một vị thần và được đặc trưng bởi nguyên tố kim loại với những tính chất nhất định.

+ Ngày đầu tiên trong tuần lễ được coi là ngày của vị thần thân thiết nhất, quan trọng nhất là Mặt Trời và ứng với thứ kim loại quý nhất là VÀNG. Đó là ngày Chủ Nhật. Tiếng Anh gọi là Sunday, tiếng Đức là Sonntag có nghĩa là ngày Mặt Trời.

+ Ngày thứ Hai được giành cho vị thần canh giấc ngủ đêm đêm của con người, đó là Mặt Trăng và tương ứng với nó là nguyên tố kim loại BẠC, thứ kim loại quý thứ hai sau vàng. Tiếng Anh là Monday, tiếng Đức là Montag có nghĩa là ngày Mặt Trăng.

+ Ngày thứ Ba được ứng với sao Hỏa và nguyên tố tương ứng là SẮT. Bởi sao Hỏa được coi là thần của chiến tranh mà vũ khí, áo giáp đều làm bằng sắt. Ngày nay người Pháp gọi là Mardy, còn người Tây Ban Nha gọi là Martes. Tiếng Anh là Tuesday, đây được coi là ngày của những chiến binh, của nam giới.

+ Ngày thứ Tư tiếng Anh là Wednesday, tiếng Pháp gọi là Mercredi, tiếng Tây Ban Nha là Mercoles có nghĩa là ngày của sao Thủy. Sao Thủy được coi là vị thần của thương mại. Theo hình dung của người xưa, đây là vị thần thường xuyên phải đi nhiều nên nguyên tố tương ứng là THỦY NGÂN. Thứ kim loại nặng, dễ di động.

+ Ngày thứ Năm người Pháp gọi là Jeudi, người Tây Ban Nha gọi là Juebes là ngày dành cho chúa tể của các vị thần linh, ứng với đó là sao Mộc và kim loại đi kèm là KẼM. Bởi kẽm có tính chất không gỉ nên nó đặc trưng cho sức mạnh của khôn cùng sao Mộc – vị thần sấm chớp. Có lẽ vì vậy mà ngày thứ Năm người Đức gọi là Donnerstag, nghĩa là ngày sấm chớp. Còn trong tiếng Anh nó là Thursday.

+ Ngày thứ Sáu người Pháp gọi là Vendredi, người Tây Ban Nha gọi là Biernes có nghĩa là ngày của sao Kim. Hành tinh này được coi là tượng trưng cho nữ thần của tình yêu. Ứng với sao Kim là nguyên tố kim loại ĐỒNG, một kim loại mềm dẻo, phản xạ những tia sáng lấp lánh. Các dân tộc ở Bắc Âu gọi nữ thần tình yêu là Fray, vì thế người Đức gọi thứ Sáu là Freitag và người Anh gọi là Friday. Đây được coi là ngày của nữ giới.

+ Còn ngày cuối cùng trong tuần được coi là của sao Thổ, vị thần mà theo quan niệm của người xưa là gây ra các nỗi bất hạnh, đau khổ về mặt tinh thần cho con người. Nên ứng với nó là nguyên tố CHÌ, một kim loại độc hại. Trong các ngôn ngữ ở châu Âu hiện nay chỉ còn tiếng Anh giữ nguyên được gốc tên gọi của sao Thổ (Saturn) để chỉ ngày thứ Bảy – Saturday.

Trên đây là khảo cứu nhỏ về nguồn gốc của các ngày trong tuần mà nguyên gốc tên gọi của nó còn giữ được trong ngôn ngữ của một số quốc gia châu Âu giúp chúng ta hiểu thêm về cách đặt tên ngày của người châu Âu cổ.

www.NgocThuyShop.com sưu tầm

Nguồn: Blog hnminh610 ®


@Dành cho quảng cáo

Oriflame là công ty mỹ phẩm thiên nhiên từ Thụy Điển, thành lập 1967. Oriflame có mặt ở Việt Nam từ năm 2003. Bạn có thể yên tâm về chất lượng của mỹ phẩm Oriflame vì:

  • Mỹ phẩm được chiết khấu từ các thành phần có nguồn gốc thiên nhiên

  • Sản phẩm được thử nghiệm trên người tình nguyện trước khi tung ra thị trường (đảm bảo 100% không gây tác hại cho người sử dụng)

  • Mỹ phẩm được nhập khẩu trực tiếp (giá cả lại rất phải chăng)

www.NgocThuyShop.com là thương hiệu số một hiện nay về phân phối mỹ phẩm Oriflame qua mạng internet, giao hàng tận nơi và tư vấn miễn phí. Hãy ghé thăm website www.NgocThuyShop.com để tìm cho mình một bộ mỹ phẩm Oriflame ưng ý. Đảm bảo bạn sẽ hài lòng với chất lượng của mỹ phẩm Oriflame và dịch vụ do website www.NgocThuyShop.com cung cấp.

“Chất lượng phục vụ là niềm tự hào của chúng tôi”

www.NgocThuyShop.com

Thương Hiệu Phân Phối Mỹ Phẩm Oriflame Số Một Trên Mạng Internet


Đỗ Ngọc Thúy

Tư vấn viên công ty mỹ phẩm Oriflame

Mã số: 52979

Email: mariathuydo@yahoo.com

Điện thoại: 0909502656

Website: http://www.ngocthuyshop.com

Y!M: mariathuydo

Skype: mariathuydo

Google Talk: mariathuydo

My Pham Oriflame – NgocThuyShop.com: khuyến mãi lớn nhân dịp Giáng Sinh 2008

>> Nội dung chương trình khuyến mãi:

Click to view more details

Đính chính: Thời gian khuyến mãi kéo dài đến 25/12/2008

>> Xem sản phẩm đang khuyến mãi đặc biệt

>> Quà tặng khuyến mãi xinh xắn + Thiệp Giáng sinh – những hình ảnh ko thể thiếu của mùa Giáng Sinh:

Click to view more details

“Chất lượng phục vụ là niềm tự hào của chúng tôi”

www.NgocThuyShop.com

Thương Hiệu Phân Phối Mỹ Phẩm Oriflame Số Một Trên Mạng Internet

Nguồn gốc ngày Giáng Sinh – Merry Xmas & Happy New Year

Khi chưa có Noël

Lúc chưa có lễ Noël, mỗi năm vào mùa này, ở châu Âu người ta cũng tổ chức lễ Thiên chúa giáo, nhưng dưới một hình thức khác.

Rome: Từ 17 đến 24 tháng 12 , một sự vô trật tự ngự trị toàn thành phố Rome: Họ lau rửa nhà cửa sạch sẽ, trang hoàng thật đẹp, nấu nướng rồi mời nô lệ của họ ngồi bàn ăn uống.

Tại Pháp và vài vùng châu Âu, vào thời Trung Cổ (từ thế kỷ thứ V đến giữa thế kỷ thứ XV), khoảng cuối tháng 12, người ta tổ chức lễ Cuồng. Đám đông mang mặt nạ, cải trang tu sĩ nhà thờ, mặc ngược áo lễ, đi khắp các đường phố, chế nhạo châm biếm lễ nhà thờ, và vũ những điệu khêu gợi… Lễ này bị cấm nhiều lần và bị cấm hẳn vào cuối thế kỷ XV.

Thờ cúng thần Mithras

Khoảng mùa Đông Chí (Soltice d’hiver), vị thần Mithras (Mặt Trời) này được hình tượng chiến đấu với bò rừng. Ngày 25 tháng 12, người ta giết bò đực và rải máu khắp cánh đồng: đất trở nên mầu mỡ hơn và mùa màng tốt đẹp hơn. Tại Rome, ngày này là ngày có đêm dài nhất, người ta làm lễ đón Mặt trời trở về, tượng trưng bằng một bé sơ sinh.

Lễ Giáng Sinh

Chữ Giáng sinh nguồn gốc từ chữ natalis, nghĩa là ngày sinh ra đời. Đặc biệt là hồi mới có Thiên chúa giáo, không có Noël. Thật vậy, Thánh kinh không nói rõ ngày Giáng sinh. Có vài Giáo hoàng định ngày sinh của Chúa Jésus khoảng tháng 3 hay tháng 4.

Noël được phát minh năm 354 khi Giáo hoàng Liberus muốn biến đổi cách tôn thờ Thần Mithras mà người ta sùng bái mỗi lần Ðông chí dưới dạng một bé sơ sinh, được thay thế bởi sự sinh ra đời của Chúa Jésus. Ðể tránh nhầm lẫn, ông đã lấy ngày 25 tháng 12 cho lễ này.

Lịch sử Ông già Noël

Nguồn gốc của Ông Già Noël là một hình ảnh được tưởng tượng từ những lễ Ðông chí (ngày 21 tháng 12). Cái chụp của ống khói chứa đầy quà cáp – ban đầu là trái cây, tượng trưng cho sự đổi mới (renouveau) của Thiên nhiên.

Ông Già Noël không có biên giới: Père Noël ở Pháp, Father Christmas Anh, Babbo Natale Ý, Weihnachtsmann Đức, Santa Claus Mỹ … Khi những người Hà Lan định cư bên Mỹ, tên Thánh Nicolas tiếng Hà Lan là Sinter Klass, trở thành Santa Claus. Ông Già Noël có nguồn gốc từ Thánh Nicolas: râu dài, áo choàng đó ngồi trên lưng con lừa.

Theo thời gian, Ông Già Noël có hình dáng một ông già mập bụng tròn, tóc râu bạc trắng, cưỡi xe trượt tuyết do bầy hươu ( tuần lộc) bay trên không kéo.

Hình ảnh Ông Già Noel qua những văn hoạ sĩ

Washington Irving (1783-1859)

Năm 1809, nhà văn Washington Irving tả Thánh Nicolas đi trên không trung để phân phát quà.

Clement Clarke MOORE

Sự ra đời của Ông Già Noeel có lẽ được đánh dấu vào năm 1822 dưới ngòi bút của mục sư Clement Clarke Moore (ông đã tưởng tượng ra trong một bài thơ tặng cho các con ông). Năm 1821, CC Moore viết một truyện thần thoại về Noël tên là Đêm trước Noël (The night before Christmas, La nuit d’avant Noël ) trong đó Ông Già Noël xuất hiện trong chiếc xe trượt tuyết được hươu kéo. Tác giả Moore cũng viết một bài báo đăng trong tờ nhật báo Sentinel tại New York ngày 23/12/1823 có tên Cuộc viếng thăm của Thánh Nicolas (A Visit From St Nicholas, La visite de St Nicolas). Bài viết này nói về những lutins (những con yêu bé tí hon) đem quà phát cho trẻ con bằng xe được 8 con hươu kéo (các con hươu có tên Blitzen, Dasher, Dancer, Comet, Cupid, Donder, Prancer và Vixen). Con hươu thứ 9 Rudolf được thêm vô năm 1839 có nhiệm vụ soi sáng đường đi nhờ chiếc mũi đỏ và sáng. Truyện này được dịch ra nhiều thứ tiếng.

Thomas Nast

Năm 1863, Harper’s Illustrated weekly, một tờ báo New York đăng hình vẽ Santa Claus mặc áo lông thú màu trắng và thắt nịt đen, họa sĩ Thomas Nast là tác giả.

Trong gần 30 năm, Thomas Nast vẽ cho tờ báo này hình ảnh Santa Claus bụng to, râu bạc dài và có hươu đi kèm.

Năm 1885, tờ báo này vẽ đường đi của Santa Claus , đi từ Bắc cực đến Hoa Kỳ. Vậy là lần đầu tiên nhà của Santa Claus đã được xác định chính thức.

Và có lẽ, chỉ dưới những nét bút của họa sĩ Thomas Nast , hình ảnh ông già Noel mới được mọi người biết đến nhanh chóng và sâu rộng hơn..

Một năm sau, nhà văn Georges P. Webster nói rõ thêm là xưởng chế tạo đồ chơi và nhà của Cha Noël “được giấu dưới tuyết tại Bắc cực. Họa sĩ Nast lại xác nhận nơi cư ngụ của Cha Noël bằng hình vẽ.

Tên Ông Già Noël

Tên “Ông Già Noël” có thể do biệt danh của Thánh Nicolas, thánh bổn mạng cho trẻ con, luôn luôn làm lễ ngày 6 tháng 12 ở miền Ðông Âu Châu, như Ðức.. Thánh Nicolas mang đến bánh, kẹo. Ông Già Noël cho những quà chắc chắc hơn. Có lúc người ta thử bỏ truyền thống này, nhưng không thành công

Thánh Nicolas: Đêm 5 rạng ngày 6 tháng 12

Vào thế kỷ thứ IV, truyền thuyết cho rằng thánh Nicolas là linh mục rất nhân từ. Ông ban nhiều phép lạ: cứu ba sĩ quan vô tội khỏi bị án tử hình, cứu các thủy thủ khi tàu bị lâm nạn, cứu ba cô gái giữ gìn phẩm hạnh… Một bài hát còn kể lại chuyện ông cứu ba đứa trẻ ban đêm đi lạc vào nhà một tên đồ tể và bị tên này giết rồi chặt khúc ra đem ướp muối. Bảy năm sau Saint Nicolas đi ngang qua và cứu chúng sống lại. Bởi vậy Thánh Nicolas là thánh bảo hộ cho trẻ con, cho người đi biển và cho những chàng trai trẻ còn độc thân cũng như Thánh Catherine bảo hộ cho các cô gái trẻ chưa lập gia đình…

Lễ của Thánh Nicolas là 6/12, ngày ông mất. Trong đêm 5-6 tháng 12, ông bay lên trời với con ngựa chở đầy quà và bánh kẹo cho trẻ em. Ông đáp xuống để quà trong đôi giày ống của trẻ ở miền Bắc và miền Đông nước Pháp và nhiều vùng tại châu Âu, như Đức, Bỉ.. Để đáp lễ, họ để cà rốt và củ cải cho ngựa của thánh Nicolas ăn.

Lịch sử và nguồn gốc cây Noël

Giữa năm 2000 và 1200 trước Công nguyên, người ta đã nói về một loại cây thông épicéa vào ngày 24 tháng 12, bởi vì người ta xem như ngày này là ngày tái sinh của Mặt trời. Dân tộc Celte dùng lịch theo chu kỳ Mặt trăng. Mỗi tháng của năm đều liên kết với một loại cây. Cây Epicea liên kết với ngày 24 tháng 12. Để làm lễ cho ngày Đông chí, một cây xanh tượng trưng cho sự sống được trang trí bởi hoa, quả và lúa mì.

Năm 354, nhà Thờ làm lễ Giáng sinh đầu tiên cho Chúa Jésus, lấy ngày 25 tháng 12 để cạnh tranh với lễ đa thần trên

Nếu Noël được phát minh vào ngày 25/12/354, thì Cây Noël được phát minh rất trễ sau này.

Người ta kể rằng vào thế kỷ thứ VII có một nhà tu người Đức, Thánh Boniface (sinh năm 680), muốn thuyết phục các tu sĩ Đức tại vùng Geismar rằng cây sồi không phải là một loài cây thiêng liêng. Ông đốn một cây sồi và khi cây ngã, nó đè tan nát hết tất cả mọi vật, trừ một cây thông non. Từ huyện thoại này, chuyện kể thêm rằng Thánh Boniface đã cho rằng sự ngẫu nhiên trong sáng đó là một phép lạ và tuyên bố “kể từ nay, ta gọi tên cây này là cây Chúa Hài đồng Jésus”. Từ đó người ta trồng cây thông con để làm lễ Giáng Sinh.

Thế kỷ thứ XI, cây Noël được trang hoàng bằng những trái táo đỏ, tượng trưng cho cây thiên đàng, trên đó người ta treo trái táo của bà Eva. Bắt đầu từ thế kỷ thứ XII, cây thông Noel được xuất hiện tại Âu Châu, nói chính xác hơn là vùng Alsace (Pháp).

Người ta gọi “cây Noël” lần đầu tiên tại Alsace vào năm 1521.

Thế kỷ thứ XIV, người ta trang trí cây thông bằng những trái táo của bà Eva, kẹo và bánh. Cũng vào thời kỳ đó, một ngôi sao trên đỉnh cây tượng trưng cho ngôi sao Bethleem bắt đầu được phổ biến.

Từ năm 1560, những người theo đạo Tin Lành phát triển truyền thống cây thông Noël.

Thế kỷ XII và XIII các cây thông chiếu sáng đầu tiên xuất hiện. Người ta dùng những vỏ trái hồ đào (noix) đựng đầy dầu, trên mặt để tim đèn, hay đèn sáp mềm, cột quanh cành thông.

Năm 1738, Marie Leszczynska, vợ vua Louis XV nước Pháp, đã trang hoàng một cây Noël trong lâu đài Versailles.

Tại Alsace-Lorraine, người ta thấy càng ngày càng nhiều cây thông, nơi đầu tiên có truyền thống này.

Các nước Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy thường trang hoàng nhà cửa bằng cây xanh nhân dịp năm mới để xua đuổi ma quỉ. Họ còn dựng cây cho chim trú ngụ trong mùa Giáng-Sinh.

Năm 1837, bà công tước Orléans, Hélène de Mecklembourg, gốc người Đức cho người trang hoàng một cây thông tại điện Tuileries .

Làm lễ Giáng sinh quanh một cái cây, biểu tượng của cây trên Thiên Ðàng và đủ loại kẹo đã trở thành một truyền thống nhanh chóng bên Ðức. Phải chờ đến gần một thế kỷ để truyền thống đó đến mọi gia đình người Pháp, nhất là sau chiến tranh 1870, có hàng ngàn gia đình người Alsace-Lorraine di cư qua Pháp. Chính nhờ thời kỳ đó mà cả nước Pháp thu nhập truyền thống này.

Đầu thế kỷ thứ 19, cây Noël được nhập vào nước Anh từ và rất được tán thưởng, nhờ ông hoàng Albert, chồng của Nữ hoàng Victoria. Vào thời đó, người ta gọi cây Noël là Victorian Tree. Cây Victorian Tree được trang trí bằng đèn sáp, kẹo, cùng các thứ bánh treo ở cành cây bằng dây giấy đủ màu.

Cây Noël được thịnh hành nhất vào thế kỷ thứ 19. Cây Noël cũng được những nước Áo, Thụy sĩ, Phần Lan, Hòa Lan tán thưởng trong thời kỳ này. Hiện nay, khắp nơi trên thế giới đều tổ chức lễ Giáng Sinh và trưng cây Noël.

Giờ đây cây Noël là hạnh phúc của mọi người, từ trẻ con cho tới người già.

Merry Xmas & Happ new year!

www.NgocThuyShop.com sưu tầm

Nguồn: www.petalia.org

[Thông tin việc làm] Năm mới, cơ hội mới…


Nêú bạn muốn chớp lấy cơ hội này thì hãy liên hệ ngay:

Đỗ Ngọc Thuý

0909502656

mariathuydo@yahoo.com

www.NgocThuyShop.com

MyPhamOriflame.Wordpress.com

www.ChoDienTu.vn/ngocthuygroup

Tender Care – một sản phẩm đặc biệt dành cho da khô trong Giáng Sinh này

Tender Care – Chăm sóc đặc biệt cho những vùng da nhạy cảm

Trị da khô và trả lại sự mềm mại đàn hồi cho da. Công thức đặc biệt với sáp ong và dầu thực vật. Thích hợp cho môi, mặt, da quanh móng hoặc bất kỳ các vùng da khô, cứng hoặc nứt. 15ml.

Mã số: 1276

Giá: 69.000đ

Giảm còn: 29.000đ

(áp dụng đến hết 31/12/2007)